TSTM - Tourism service and Travel Management

Tính đến tháng 10/2018, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 13 triệu lượt, tăng 22,4% so với cùng kỳ 2017. Trong 3 năm trở lại đây, du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh. Trong báo cáo “Điểm nhấn du lịch 2018” của Tổ chức Du lịch thế giới, Việt Nam được xếp thứ 3 trong 10 quốc gia có lượng khách du lịch quốc tế đến tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong năm 2017. Giá trị đóng góp trực tiếp về kinh tế của du lịch vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) liên tục tăng, từ 6,3% vào năm 2015 lên 6,9% (năm 2016) và 7,9% (năm 2017)
Cùng với đó, số lượng khách du lịch quốc nội cũng tăng trưởng nhanh chóng. Mỗi năm có khoảng 70 triệu lượt khách trong nước. Nhiều điểm du lịch tại Việt Nam được khám phá, phát triển trở thành những điểm tham quan thú vị. Tuy nhiên, lực lượng hướng dẫn viên, kể cả nội địa và quốc tế chưa đến 13.000 người, không thể đảm đương lượng khách này và chỉ đáp ứng được 50% thực tế.
Sinh viên ngành Quản trị DV Du lịch & Lữ hành có kiến thức phong phú, đa dạng về văn hóa, đời sống và lịch sử. Môi trường làm việc năng động, được nhiều trải nghiệm nhiều địa điểm tham quan. Được giao tiếp, kết giao với nhiều bạn mới; môi trường làm việc mở, năng động đầy thách thức.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực, số chỗ làm việc trong ngành này cần nhu cầu cao về nhân lực. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với mức lương khởi điểm hấp dẫn.

Lộ trình đào tạo

Học Kỳ Học Phần Kỹ Năng Đạt Được
NỀN TẢNG
  • Tuần lễ định hướng

  • Tháng rèn luyện tập trung

  • Tiếng Anh nền tảng

  • Học kỳ tiếng Anh tại nước ngoài

  • Võ Vovinam

  • Nhạc cụ truyền thống

  • Sinh viên có phương pháp học đại học hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tối ưu hoá năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập.

  • Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80.

  • Sinh viên tự tin đọc hiểu giáo trình, học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, giao tiếp thông thạo với giảng viên và sinh viên quốc tế.

  • Sinh viên có tinh thần rèn luyện thể chất, phát triển cá nhân toàn diện.

  • Sinh viên tìm hiểu về giá trị của âm nhạc truyền thống, sinh viên có thể chơi một số nhạc cụ truyền thống như sáo, nhị, tỳ bà... Sinh viên tự tin hơn trước đám đông, rèn luyện những thói quen tốt: kiên trì và tỉ mỉ.

HỌC KỲ 1
  • Làm việc nhóm

  • Kinh tế vi mô

  • Nhập môn tin học

  • Nhập môn quản lý

  • Tiếng Anh du lịch - lữ hành sơ cấp

Kiến thức và lập luận ngành

  • Trau dồi kiến thức về tổng quan thị trường, điểm đến du lịch

  • Hiểu biết kiến thức về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

  • Nhận biết khách hàng tiềm năng của và phân tích hành vi tiêu dùng.

  • Hiểu biết kiến thức cơ sở về giao tiếp đa văn hoá

HỌC KỲ 2
  • Nguyên lý kế toán

  • Kinh tế vĩ mô

  • Toán cao cấp cho kinh doanh

  • Nhập môn du lịch và lữ hành

  • Tiếng Anh du lịch – lữ hành trung cấp

Kỹ năng nghề nghiệp

  • Cập nhật và tư vấn các điểm đến du lịch.

  • Lập kế hoạch, tổ chức, truyền tải và giải quyết thắc mắc thông tin trong tour

  • Tham gia hoạt động phát triển thương hiệu, xúc tiến du lịch

  • Ứng dụng công nghệ thông tin để quản trị, tổ chức và xúc tiến du lịch.

HỌC KỲ 3
  • Tuyến điểm du lịch Việt Nam

  • Cơ sở văn hóa Việt Nam

  • Nguyên lý Marketing

  • Tiếng Anh du lịch – lữ hành cao cấp

  • Hán ngữ sơ cấp 1 hoặc Nhật ngữ sơ cấp 1

Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng làm việc nhóm trong các lĩnh vực khác nhau của lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành.

  • Kỹ năng quản lý thời gian, lịch trình chuyến đi và quản lý nhân lực trong kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành.

  • Kỹ năng giao tiếp với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp trong lĩnh vực du lịch và lữ hành.

  • Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ với du khách nước ngoài.

  • Kỹ năng thuyết trình trước các đoàn lữ hành/ du khách.


HỌC KỲ 4
  • Thiết kế và điều hành tour

  • Thống kê và xử lý dữ liệu

  • Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

  • Địa lý du lịch

  • Hán ngữ trung cấp 2 hoặc Nhật ngữ trung cấp 2

Thái độ chuyên nghiệp

  • Tuân thủ chặt chẽ theo nguyên tắc, quy định và đạo đức nghề nghiệp của người điều hành tour/hướng dẫn viên du lịch.

  • Chủ động lên kế hoạch phát triển cho nghề nghiệp của mình.

  • Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành

Tóm lại, với hơn 130 tín chỉ sẽ trang bị những kiến thức và kỹ năng nền tảng giúp sinh viên thích nghi nhanh chóng với công việc:

1. Kỹ năng thiết lập và quản lý tài chính

2. Kiến thức về tổng quan thị trường và những địa điểm du lịch

3. Kiến thức và kỹ năng tổ chức tour du lịch

4. Kiến thức và kỹ năng truyền thông du lịch

5. Kiến thức và kỹ năng mềm, khéo léo trong giao tiếp và xúc tiến thương mại hóa du lịch

6. Cọ xát với môi trường thực tế

7. Kiến thức và kỹ năng chi tiết của một nhà quản trị

HỌC KỲ 5
  • Tiếp thị sự kiện

  • Tổ chức sự kiện

  • Truyền thông marketing tích hợp

  • Hành vi tiêu dùng trong du lịch

  • Hán ngữ cao cấp 3 hoặc Nhật ngữ cao cấp 3

  • Sinh viên sẽ học được cách lên kế hoạch tổ chức sự kiện và quảng bá sự kiện du lịch bằng nhiều phương tiện truyền thông. Đồng thời, sẽ nắm bắt được tâm lý và hành vi khách hàng để có thể thu hút khách du lịch tham quan sự kiện.

  • Không chỉ vậy, tại kỳ học này, sinh viên sẽ được học thêm về Hán ngữ/Nhật ngữ cao cấp. Do đó, bên cạnh Tiếng Anh, sinh viên sẽ thành thạo ngoại ngữ Tiếng Trung/Tiếng Nhật.

HỌC KỲ 6
  • Du lịch bền vững
  • Ứng dụng CNTT trong ngành du lịch
  • Luật du lịch
  • Giao tiếp đa văn hoá
  • Kỹ năng quản lý

Tại kỳ học này, các bạn sẽ được trau dồi những kiến thức xung quanh lĩnh vực du lịch. Các kiến thức này đều có tính ứng dụng thiết thực do sinh viên theo đuổi ngành quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành.

  • Các điều luật liên quan đến ngành quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

  • Các kỹ năng giao tiếp trong ngành quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

  • Các nền văn hoá trên thế giới

  • Các kỹ năng quản lý

  • Các ứng dụng công nghệ trong ngành quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

HỌC KỲ 7
  • Đào tạo trong doanh nghiệp

Sinh viên làm việc trong các dự án thực tế trong nước và quốc tế tại các công ty/doanh nghiệp là thành viên/ đối tác của tập đoàn FPT nói chung và của Đại học FPT TP.HCM nói riêng. Hiện nay, Đại học FPT là đối tác của hơn 365 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này giúp sinh viên có nhiều cơ hội thực tập và làm việc.

HỌC KỲ 8
  • Môn chuyên ngành: Quản trị thu hút du khách/Quản trị sự kiện

  • Môn chuyên ngành: Quản trị dự án du lịch/Tài trợ và Gây quỹ cho sự kiện

  • Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin

  • Quản trị Marketing dịch vụ

  • Kỹ năng đàm phán

Tại kỳ học này, sinh viên sẽ học những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin. Đây là môn học bắt buộc dành cho sinh viên bậc Đại học.

Ngoài ra, sinh viên sẽ trau dồi thêm các kỹ năng như:

  • Thu hút nhiều du khách tham quan sự kiện

  • Kêu gọi thành công tài trợ, gây quỹ cho sự kiện

  • Các phương pháp quản trị marketing trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành

  • Các kỹ năng đàm phán, thương lượng

HỌC KỲ 9
  • Khởi sự doanh nghiệp

  • Khóa luận tốt nghiệp

  • Sinh viên biết cách quản trị dự án thành công.

  • Sinh viên tự tin làm việc trong lĩnh vực truyền thông tại các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.

Những chuyên gia và sinh viên nói gì về ngành quản trị
dịch vụ du lịch và lữ hành

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành không phải là một ngành nghiên cứu lý thuyết mà đòi hỏi tính thực tiễn cao, linh hoạt, thường xuyên thay đổi để đáp ứng nhu cầu của du khách. Đây là một nghề đáng tự hào và đáng trân trọng khi mỗi người làm dịch vụ đang ngày đêm cùng chung tay kiến tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách, góp phần xây dựng nên ngành du lịch của nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ".

ANH PHẠM TÔ HOÀI

Chuyên gia cao cấp Quản trị Du lịch và Khách sạn, Nguyên Giám đốc Viện Quản trị Kinh doanh FPT

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng tăng qua các năm… Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Du lịch khoảng 27.000 người chiếm khoảng 9% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Du lịch chiếm khoảng 47,50%”.

ÔNG TRẦN ANH TUẤN

Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Cơ hội việc làm

0:00 0:00
repeat skip_previous
play_arrow
skip_next queue_music
queue_music Music list
close