I. Giới thiệu chung
Chào mừng mọi người tới với trường Đại học FPT Hà Nội, ngôi trường được xây dựng lên bởi muôn điều thú vị mà các bạn sinh viên mới bước qua cánh cổng trưởng sẽ hơi bị bỡ ngỡ caũng như có những trải nghiệm hấp dẫn! Một trong số đó chúng ta có thể kể tới môn Nhạc cụ truyền thông chiếm 3 tín chỉ trong số hơn 130 tín chỉ thông suốt 3-4 năm học tập và rèn luyện tại ngôi trường rực rỡ màu cam này. Chi tiết hơn chúng ta hãy nhìn xuống dưới nhé!
Đại học FPT là ngôi trường tiên phong trong việc đưa nhạc cụ dân tộc vào chương trình đào tạo. Vì vậy, ở ngôi trường này, việc sinh viên từ chuyên ngành Công nghệ thông tin cho tới Kinh tế hay Ngôn ngữ “chính hiệu” lại đều biết chơi 1 trong 6 món nhạc cụ truyền thống: Tranh-Nhị- Nguyệt-Bầu-Sáo-Tỳ. Đây không còn là sự lạ lẫm gì với bất cứ sinh viên nào chọn nhập học tại ngôi trường này.
Việc đưa nhạc cụ dân tộc vào chương trình đào tạo từ năm 2014 được đánh giá là một trong những hành động thiết thực của Đại học FPT trong nỗ lực truyền thụ tinh hoa văn hoá dân tộc tới sinh viên thông qua kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Chương trình này được triển khai phù hợp trong Đại học FPT cơ sở Hòa lạc. Tại đây, sinh viên sẽ được tự chọn 1 trong 6 nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, đàn bầu, sáo, đàn nhị, đàn tỳ bà và theo học như một môn học bắt buộc. Với thời lượng khoảng 30 buổi, mỗi buổi một tiếng rưỡi đồng hồ, sinh viên FPT Edu sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về nhạc cụ dân tộc và có thể chơi một số bài nhạc cơ bản.
Nếu một ngày đến trường, cụ thể là tòa Alpha lại thấy rộn vang những âm thanh du dương của đàn tranh, đàn bầu thì cũng đừng ngạc nhiên. Bởi điều khiến bạn ngạc nhiên hơn khi những âm thanh bay bổng đó lại đến từ chính sinh viên của Đại học FPT – những dân công nghệ “chính hiệu”.
Thời gian 6 tuần học nhạc cụ dân tộc của sinh viên FPT thường bắt đầu bằng một buổi học mang đậm chất “thả thính”. Sinh viên được nghe giới thiệu về loại nhạc cụ chuẩn bị học kèm theo đó là một tới hai bản nhạc cuốn hút từ đôi bàn tay điệu nghệ của thầy cô để tạo cảm hứng cho các sinh viên.
II. Cảm nhận chi tiết của thành viên từng học nhạc cụ truyền thông – bộ môn Sáo trúc
Xin chào các bạn, mình là người viết về môn học này. Các bạn có thể gọi mình là Tuấn, sinh viên K16 của trường đại học FPT Hà Nội. Sau khi được trải nghiệm kì quân sự đáng nhớ ở trên Xuân Hòa, mình lại được về sinh hoạt cũng như học hành ở trên Hòa Lạc.
Mình đã có IELTS nên kì đầu tiên của mình, mình được nhảy thẳng lên kì
chuyên ngành cùng với các bộ môn chỉ có đi hack não sinh viên thôi. Để
mình kể qua cho các bạn xem tại kì Spring 2021 này có gì nhé. Ngoài 5
môn chuyên ngành, mình phải học hết Võ 2, học bộ môn Nhạc cụ dân
tộc và cuối kì lại học nốt cả Võ 3 nữa chứ không bị đẩy sang kì Summer
2021 như cái curriculum ban đầu mà trường đưa ra. May thay mình
thấy đó là một điều tốt, vì khi lên Đại học các bạn chắc chắn rất muốn
ngủ trưa! Vì mình đã xong hết sạch các môn phụ bổ trợ là Võ Vovinam
lẫn Nhạc cụ dân tộc nên từ kì Summer 2021 mình chỉ phải học sáng
thôi.
Nhưng chủ đề chính hôm nay không phải kể về quá trình chi tiết mình
học tại kì Spring 2021 như nào mà là về “giáo phái” mình chọn cho môn
Nhạc cụ dân tộc. Đó chính là Sáo trúc – một loại nhạc cụ bắt buộc các
bạn phải sử dụng sức mạnh ‘hơi thở của gió’ để tạo nên từng nốt nhạc
lên xuống nhịp nhàng theo giai điệu. Lưu ý rằng, nếu có vấn đề bệnh tật
gì liên quan tới phổi hoặc đã yếu sẵn từ ban đầu thì không nên chọn
học sáo nhé!
Buổi học đầu tiên, mình tới lớp học sáo sau khi học xong 3 ca buổi sáng
tới 12h20, nói cách khác là mình học vào ca 4 (từ 12h50 tới 2h20). Cảm
giác phải ăn nhanh để tới học cũng mệt thật đấy, song buổi đầu thành
ra lại không học gì cả. Như mình đã đề cập ở phần I bên trên, buổi một
sẽ là buổi “thả thính” các bạn, là buổi sẽ tạo động lực cho các bạn học
tập bộ môn các bạn đã lựa chọn (hoặc là bị ép buộc lựa chọn do các
nhạc cụ khác đã bị chiếm hết sạch slot). Đến giờ, bước vào trong lớp là
một giáo viên nam trẻ tầm 30 tuổi đổ xuống, nhưng thầy cũng đã được
10 năm kinh nghiệm thổi sáo và nhiều kinh nghiệm giảng dạy tại trường
đại học FPT này. Thầy tên là Tú và nếu bạn nào có gặp phải thầy thì
chúc mừng cho bạn nhé, vì đối với mình thầy dạy rất ổn luôn. Buổi đầu
tiên thầy Tú đã giới thiệu về nguồn gốc của Sáo, giới thiệu nào là Sáo
bên Tây rồi Sáo bên Đông, Sáo gồm những nốt gì quãng như thế nào…
và thầy đã biểu diễn không chỉ một mà những tận hai bài!! Trong đó có
một bài sáng tác của riêng thầy hay cực kì, mọi người có thể search trên
trang Youtube của thầy với cái tên “Sáo Trúc Ngọc Tú”, sẽ thấy ngay ở
đầu trang luôn thôi!
Giai đoạn đầu mình học, mình không biết đặt môi như thế nào cho hợp
lí tuy thầy đã chỉ cách đặt, thổi mãi không ra tiếng. Cứ nghĩ mình làm
đúng nhưng thực tế khi ấy là mình chưa cảm nhận được tốt hơi từ phổi
mình ra cũng như đặt đúng rõ vị trí môi. Dần dà mình tự luyện tập 10
phút một ngày thôi, đến tầm 2 ngày sau mình đã có thể đặt môi vào
thổi ra tiếng chập chững và 1 tuần sau mình tự tin đặt môi vào là thổi ra
tiếng luôn rồi. Đến khi bắt đầu thổi được các nốt quãng 1, thầy bắt đầu
cho tập bài cơ bản, tập cho đến khi nào quen miệng thì thôi. Tiếp theo
thầy sẽ hướng dẫn cho chúng ta kĩ thuật “đá lưỡi” trong sáo (Không
phải “đá lưỡi” các bạn nghĩ đâu nhé), bởi vì khi các bạn biết đá thì khi
ấy nốt nhạc các bạn sẽ được nghe một cách rõ ràng cũng như các sinh
viên học sáo lúc này bắt đầu có khả năng thổi các nốt ở quãng cao hơn
là quãng 2 và đỉnh hơn nữa là quãng 3 (nhưng các bạn yên tâm là chúng
ta sẽ không chơi tới quãng 3 đâu nhé). Kể từ đó, bọn mình được luyện
tập các bài hát quen thuộc hơn như “Vào rừng hoa” hay “Chú bộ đội”
trong tầm 2-3 tuần tiếp theo, với mình thì mình còn tự search xem mấy
bài quen quen với mình có bài nào dễ để mình tự thổi thêm được
không. Sau đó thầy đã chỉ bảo cả lớp về các lí thuyết nhạc, về biểu
tượng của nốt nhạc cũng như lí thuyết tiết tấu của bản nhạc để chúng
ta chủ động tự nhìn nốt và tập bài phức tạp hơn là nhìn cảm âm “Đồ Rê
Mi Fa Son…” và thổi theo giai điệu được nghe từ trước, từ trên mạng
hoặc từ một ai đó.
Và rồi, cái gì đến cũng phải đến. Học nhạc cụ cũng sẽ có 2 bài kiểm tra
quan trọng, là bài thi giữa kì và bài thi cuối kì. Bài thi giữa kì thường sẽ
kiểm tra cả lí thuyết lẫn chơi một bài nào đó nhưng đối với mình học
sáo thầy Tú, bọn mình còn không biết là có kiểm tra giữa kì luôn, chỉ
biết vào lớp rồi thổi bài như bình thường thôi, đến cuối giờ thầy chốt
một câu “Các em thi giữa kì xong rồi nhé”. Và kể từ đó bọn mình học
cho bài thi cuối kì, bao gồm một bài thi đơn lẫn một bài thi nhóm. Mình
phải công nhận một điều rằng nếu các bạn không luyện tập ở nhà thì
các bạn sẽ không bao giờ thổi được 2 bài ấy đâu, đặc biệt là bài thi
nhóm sẽ đa dạng tiết tấu cũng như dài gấp đôi bài thi đơn nhé! Nhưng
cũng chớ có lo, “Practice makes Perfect”, cứ luyện tập quen mồm quen
miệng quen hơi quen phổi là thể nào cũng qua! Cố gắng giữ cho ta một
tâm hồn thư thái cùng một cái đầu lạnh nữa là xong việc rồi, vì thi nhạc
cụ không hề khó chút nào đâu!
Chung quy bên trên là những gì mình tóm gọn lại được về kì học có bộ
môn nhạc cụ, cụ thể ở đây là môn Sáo trúc của mình. Với những bạn
đang có ý định và sắp vào ngồi trên ghế trường Đại học FPT, mình
khuyên các bạn học Sáo vì nó vui là một, thi dễ là hai và cái thứ ba là vì
mình có thể có cây sáo để nhà nổi hứng lúc nào là thổi lúc ấy nhé. Cảm
ơn mọi người đã đọc bài viết này. Peace!